Đau họng, viêm họng ăn gì, uống gì để giảm nhanh triệu chứng khó chịu?

Thời tiết giao mùa Thu – Đông là nhiệt độ và thời tiết thay đổi đột ngột, độ ẩm không khí cao, chênh lệch nhiệt độ ngày – đêm lớn… Tất cả tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn có hại phát triển. Thời tiết giao mùa thường ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em và người già – đối tượng có sức đề kháng kém, nhất là tình trạng viêm họng, đây là một căn bệnh hô hấp khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường gây ra tình trạng sưng tấy, đau rát vùng họng nhất là khi nuốt.

Dưới đây là những thực phẩm bạn nên tham khảo và bổ sung trong thực đơn hàng ngày của mình để giảm tình trạng đau họng, viêm họng

Trà gừng

Gừng là một trong những loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Gừng chứa ít calo nhưng nhiều tinh dầu.

Đây cũng là một loại củ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như: Vitamin C, thiamin, niacin… Những chất này có tác dụng hấp thu các gốc tự do, bảo vệ tế bào tránh khỏi tổn thương

Ngoài ra, gừng còn có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn rất tốt nên đã được ông bà ta sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh, trong đó có chữa viêm họng.

Theo đó, người bị viêm họng đem gừng thái thành lát mỏng, hãm cùng với nước sôi trong khoảng 10–15 phút tạo thành trà. Có thể thêm mật ong vào để uống ngon hơn. Mỗi ngày dùng 1-2 tách trà gừng, kiên trì thực hiện liên tục trong 5-7 ngày.

Sữa quế

Quế là một loại thảo dược quen thuộc trong đông y. Với đặc tính cay, nóng, quế có thể giúp thông mũi họng đồng thời kháng virus, vi khuẩn, giảm thiểu tình trạng viêm, sưng tại vùng họng.

Sự ấm nóng của quế cũng sẽ giúp tinh thần thoải mái, cơ thể sảng khoái hơn giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn với những triệu chứng của viêm họng.

Để pha chế sữa quế trị viêm họng, ta lấy bột quế pha cùng với nước ấm vừa đủ, đổ thêm sữa. Mỗi ngày uống khoảng 1-2 cốc thì chứng đau họng sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Tuy nhiên, không nên lạm dụng quế trị viêm họng vì đặc tính của loại thảo dược này có thể khiến người bệnh bị nóng trong, phản tác dụng.

Trà tía tô

Tía tô cũng là một loại cây quen thuộc với người dân Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy lá tía tô ở bất cứ đâu.

Không chỉ là loại rau thơm làm tăng gia vị thơm ngon trong mỗi bữa ăn hàng ngày, tía tô còn giúp giải quyết hiệu quả các triệu chứng viêm họng.

Người bệnh có thể tham khảo mẹo dùng lá tía tô chữa viêm họng. Lá tía tô sau khi rửa sạch thì xay nhuyễn hoặc giã nát, bỏ phần bã và chắt lấy nước cốt uống. Nếu cảm thấy khó uống thì có thể pha loãng cùng một ít nước sôi. Mỗi ngày uống 1-2 cốc.

Trà chanh mật ong

Chanh từ lâu đã nổi tiếng là một loại quả giàu vitamin C. Nhờ vậy chanh có khả năng giải độc, thanh nhiệt đồng thời hỗ trợ tăng sức đề kháng

Bên cạnh đó, trong chanh còn có hàm lượng acid citric cao có tác dụng làm loãng dịch đờm, giảm đau rát tại cổ họng.

Mật ong thì đã được công nhận khả năng kháng viêm, diệt khuẩn tuyệt vời. Vì vậy khi kết hợp mật ong và chanh, ta có được một thức uống vừa thơm ngon vừa có thể đẩy lùi các biểu hiện khó chịu của tình trạng viêm họng.

Cụ thể, hãy dùng một nửa qua chanh pha cùng nước ấm và thêm mật ong vừa đủ, khuấy đều tạo thành trà. Mỗi ngày uống 2-3 lần, uống tốt nhất là vào buổi sáng, trước khi ăn sáng khoảng 30 phút

Nước ép cà rốt

Cà rốt là một loại củ giàu dinh dưỡng, đặc biệt là beta-carotene, chất xơ, vitamin K, kali và các chất chống oxy hóa.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, cà rốt góp phần giảm nồng độ cholesterol trong máu, tăng cường sự tinh tường cho đôi mắt, thậm chí còn giúp giảm nguy cơ ung thư.

Đế chữa viêm họng bằng thức uống làm từ cà rốt, ta làm theo các bước sau. Cà rốt đem xắt nhỏ rồi xay thành nước ép. Mỗi ngày uống 1 cốc trước khi đi ngủ, thực hiện liên tục cho đến khi tình trạng viêm họng giảm thiểu

Nước ép củ cải

Ăn củ cải giúp giảm nguy cơ ung thư, hạn chế khả năng mắc bệnh béo phì, tiểu đường hay các bệnh lý về tim mạch và máu.

Củ cải chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng như: Canxi, vitamin A, vitamin C, vitamin K, sắt… Đặc biệt, trong củ cải có choline – thành phần giúp giảm viêm một cách hiệu quả.

Củ cải trắng sau khi gọt vỏ, rửa sạch thì đem xay thành nước ép. Nếu bạn cảm thấy khó uống, có thể thực hiện cách khác là ăn củ cải trắng luộc, uống cả phần nước canh, thực hiện hàng ngày để chữa viêm họng.

Rau diếp cá và nước vo gạo

Diếp cá có đặc tính thanh nhiệt, giải độc. Nhờ vậy nó đã được ông bà ta sử dụng trong nhiều mẹo chữa bệnh.

Nước vo gạo thì chứa nhiều vitamin B1, B2, B5 và PP. Trong đó, vitamin PP trong nước vo gạo sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn khỏi khoang miệng, giảm thiểu tác động tiêu cực tới vùng hầu họng.

Khi bị các triệu chứng của viêm họng hành hạ, bạn có thể kết hợp rau diếp cá và nước vo gạo tạo thành một loại thức uống hàng ngày.

Theo đó, lấy khoảng 200g rau diếp cá rửa sạch, đun cùng với 500ml nước vo gạo đã được lọc bỏ sạn, bụi, bẩn. Sau khi hỗn hợp sôi thì chắt lấy phần nước cốt, chia thành 2-3 phần để uống trong ngày

Nước ép hoa quả

Các loại hoa quả rất giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C – thành phần có khả năng chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Một số loại quả giàu vitamin C là: Chanh, cam, ổi, bưởi, xoài, chuối…

Khi đang bị các dấu hiệu của viêm họng hành hạ, bạn có thể uống nước ép của các loại quả kể trên. Vừa cung cấp vitamin, chúng còn giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch từ đó xoa dịu hiện tượng đau rát họng, tiêu diệt vi khuẩn và tái tạo lại các tế bào tại niêm mạc họng.

Bạn rửa sạch chanh, cam rồi vắt lấy nước. Nên pha loãng với nước ấm rồi uống.

Đối với ổi, bưởi, bạn có thể ép lấy nước uống còn với xoài, chuối thì nên xay sinh tố kèm một chút sữa cho thơm ngon và dễ uống hơn

Không chỉ khi bị viêm họng bạn mới nên uống các loại thức uống kể trên mà ngay khi khỏe mạnh, bạn cũng nên thỉnh thoảng uống nước ép, trà thảo mộc để giúp cơ thể thư giãn, phòng chống các căn bệnh.

Những loại thức uống kể trên có tác dụng khá tốt khi chứng viêm họng mới chớm xuất hiện. Nếu tình trạng đã trở nên nghiêm trọng thì chúng cũng sẽ hỗ trợ để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu, giúp người bệnh dễ chịu hơn.

Trà hoa cúc

rà hoa cúc La Mã là một trong những thức uống trị đau họng mà người bệnh không nên bỏ qua. Trong hoa cúc có chứa chất chống oxy hóa, có khả năng tiêu viêm cũng như hỗ trợ làm lành vết thương, kích thích làm lành da tổn thương. Ngoài ra, loại cúc La Mã này còn có tác dụng an thần, giảm ợ hơi, ợ nóng, nôn và buồn nôn một cách hiệu quả.

Để giảm đau họng bằng trà hoa cúc La Mã, người bệnh có thể dùng một ly trà hoa cúc đều đặn mỗi ngày vào buổi sáng. Cách thực hiện như sau:

•           Cho hoa cúc tươi hoặc hoa cúc khô vào cốc nước sôi.

•           Hãm trà trong 5 – 10 phút thì lấy hoa cúc ra hoặc lấy túi trà ra.

•           Thêm một chút mật ong để dễ uống cũng như làm tăng hiệu quả điều trị.

Trà cam thảo

Cam thảo trong Đông y là một vị thuốc quý thường được sử dụng để điều trị các chứng bệnh liên quan tới dạ dày và hô hấp. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong cam thảo có chứa các hoạt chất axit glycyrrhizic được cho là có công dụng hữu hiệu trong việc làm ức chế virus, vi khuẩn gây nhiễm trùng. Đồng thời hỗ trợ làm kích thích phế quản sản sinh đờm.

Việc sản sinh dịch tiết hô hấp mới sẽ làm giảm độ đặc quánh của đờm và giúp cơ thể dễ dàng loại bỏ đờm ứ ra khỏi cơ thể. Chưa hết, cam thảo còn chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, chúng có tác dụng nâng cao thể trạng, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.

Cách dùng cam thảm cũng rất đơn giản, các bạn chỉ cần:

•           Chuẩn bị cam thảo cùng một số thảo dược kèm theo nếu có

•           Sắc uống 2 – 3 lần cho đến khi bệnh đau họng thuyên giảm.

Nước dừa

Nước dừa có nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe người dùng. Chúng không chỉ giúp điều hòa huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ tim mạch mà còn rất tốt cho đường tiết niệu. Với bệnh viêm họng, nước dừa giúp làm giảm sưng, chống viêm và giải nhiệt. Từ đó các chất có trong dừa sẽ từ từ làm giảm các triệu chứng đau rát khó chịu.

Khi bị viêm họng, người bệnh thường phải sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh khiến cho cơ thể bị nóng trong. Lúc này, nước dừa sẽ giúp người dùng cân bằng, tăng sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh. Bạn nên sử dụng nước dừa tươi nguyên chất để đảm bảo hấp thụ được tối đa dưỡng chất. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên uống nước dừa lạnh vì điều này có thể làm gia tăng tình trạng viêm, đau cổ họng.

Ngoài ra, có khá nhiều người thắc mắc viêm họng nên uống nước nóng hay nước lạnh? Theo Hiệp hội Chỉnh hình Mỹ, nước nóng giúp làm chất nhày long ra từ đó giúp làm dịu cổ họng.

Bên cạnh đó, nước lạnh cũng rất tốt với người viêm họng bởi vì đã có các nghiên cứu chỉ ra rằng đá lạnh, kem hay nước đá sẽ làm giảm thiểu tình trạng kích ứng và viêm tại vùng họng.

Như vậy đang bị viêm họng, bạn có thể uống cả nước ấm và nước lạnh tuy nhiên không nên lạm dụng bất cứ điều gì vì nó có thể phản tác dụng.

Related Posts

Chế độ ăn uống lành mạnh và tốt cho tim mạch

Ăn nhiều rau xanh và trái cây Rau xanh và trái cây luôn là những loại thực phẩm cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào…

Thực phẩm tốt cho gan của bạn

Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể, có chức năng trao đổi chất dinh dưỡng, phá vỡ carbohydrate, tạo glucose và giải độc cơ…

Kì diệu những thực phẩm “ăn gì bổ nấy”

Khái niệm “ăn gì bổ nấy” tưởng như câu đùa cho vui, nhưng trên thực tế nhiều thực phẩm có hình dạng gần giống như các bộ…

Những loại thực phẩm tốt cho người bị đau nhức xương khớp

Bệnh viêm xương khớp ngày nay đã trở thành vấn đề y khoa phổ biến, ước tính có khoảng gần 100 loại viêm xương khớp và chia…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *